Đời sốngTin tức

Đường vành đai 3 Hà Nội và thông tin cụ thể nhất

0

Tuyến giao thông đường bộ quan trọng của thủ đô Hà Nội, dài khoảng 65km đi qua các quận và huyện Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm chính là đường vành đai 3 Hà Nội.

Đường vành đai 3 Hà Nội có đặc điểm gì? 

Đường vành đai 3 Hà Nội, kí hiệu toàn tuyến là CT.20, được biết đến là tuyến đường giao thông rất quan trọng của thủ đô. Theo quy hoạch cho giai đoạn I, đoạn Nội Bài- Mai Dịch- Thanh Xuân- Pháp Vân- cầu Thanh Trì cấu thành bởi đường đô thị hai bên kết hợp với đường cao tốc đô thị ở giữa.

Trong giai đoạn II, sẽ làm 8.912m gồm 385 mét đường và 8.527m cầu cạn chính tuyến, gồm 4 làn đường cao tốc, 2 làn dừng khẩn cấp. Hiện đường cao tốc trên cao đoạn từ Nam cầu Thanh Trì đến cuối đường Phạm Văn Đồng đã hoàn thành và trong giai đoạn 2016- 2020 sẽ làm tiếp 5,2km đường cao tốc trên cao đoạn từ Mai Dịch đến cầu Thăng Long.

Hiện đường vành đai 3 Hà Nội đang có quy hoạch mở đoạn cầu Thăng Long- Nam Hồng- Việt Hùng, tính đến thời điểm năm 2019 việc mở rộng đường vành đai 3, đoạn từ cầu Thanh Trì đến cầu Thăng Long đã được hoàn thành.

Trên đường vành đai 3 có 3 cây cầu lớn là cầu Thăng Long, cầu Thanh Trì và cầu Phù Đổng, đường vành đai 3 giao cắt với quốc lộ 5 ở Sài Đồng, đại lộ Thăng Long tại ngã tư Trần Duy Hưng, quốc lộ 1A và cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ tại nút giao Pháp Vân, quốc lộ 32, tại Mai Dịch và quốc lộ 6 tại Thanh Xuân, đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng tại Thạch Bàn.

=> Cách lựa chọn dịch vụ chuyển văn phòng trọn gói Hà Nội

Chi tiết về vành đai 3 Hà Nội

Đường vành đai 3 Hà Nội thực chất là sự kết hợp của nhiều tuyến đường có sẵn như các tuyến đường sau: Đường Võ Văn kiệt, đường Phạm Văn Đồng, đường Phạm Hùng, đường Khuất Duy Tiến, đường Nguyễn Xiển, đường Nghiêm Xuân Yêm, cầu cạn Pháp Vân, cầu Thanh Trì, quốc lộ 1A mới đoạn từ cầu Thanh Trì đến Ninh Hiệp. Nên đường cũng không có 2 điểm đầu và điểm cuối rõ ràng.

Riêng đoạn từ Ninh Hiệp đến đường cao tốc Bắc Thăng Long- Nội Bài gồm nhiều đường nội thị nhỏ đi qua các điểm khống chế Việt Hùng- Đông Anh- Tiên Dương- Nam Hồng.

Đoạn đường cao tốc của tuyến đường bắt đầu tại nút giao với các đường cao tốc Hà Nội- Bắc Giang và quốc lộ 5A, thực chất  là đường dẫn của cầu Thanh Trì. Sau khi vượt qua cầu Thanh Trì sẽ là phần đường dẫn còn lại, đoạn đường dẫn này có các lối ra với đường Lĩnh Nam và đường Tam Trinh.

Hết đoạn đường này sẽ là lối ra đường cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ, từ đấy toàn tuyến được làm trên cao, được biết đến là cầu cạn Pháp Vân. Tuyến đường vượt qua hồ Linh Đàm, đi qua nhiều khu đô thị mới ở phía Nam như Linh Đàm, Kim Văn- Kim Lũ. Đoạn đường này tiếp tục đi qua đường Lê Văn Lương và lối ra đi đại lộ Thăng Long/ đường Trần Duy Hưng trước khi kết thúc 4km, sau đó tại lối lên cầu vượt Mai Dịch.

Đoạn đường dưới đất đi song song với đoạn trên cao, đi qua đường Lĩnh Nam, Tam trinh, khu hành chính quận Hoàng Mai, phố Bùi Huy Ích trước khi đến ngã tư Giải Phóng. Sau ngã tư Giải Phóng đường được gọi là phố Hoàng Liệt, chạy thêm 1km nữa trước khi bị ngắt quãng tại hồ Linh Đàm. Phần còn lại của đường vành đai 3 Hà Nội chạy song song với đường vành đai 3 trên cao với nhiều tên gọi như Nghiêm Xuân Yêm, Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến, Phạm Hùng, sau khi hết cầu vượt Mai Dịch, đường vành đai 3 dưới đất tiếp tục là đường Phạm Văn Đồng đến hết cầu Thăng Long.

 

Tính năng của giày bảo hộ lao động chống nước

Previous article

Ý nghĩa của tiền hoa mai trong phong thủy

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *