Sống khỏe

Lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp tuổi dậy thì

0

Tuổi dậy thì theo nghiên cứu cho biết chính là giai đoạn mà trẻ nhỏ có thể phát triển cực kỳ nhanh và mạnh mẽ bao gồm cả về thể lực và trí tuệ, đặc biệt sẽ có rất nhiều sự thay đổi của hệ thần kinh, nội tiết bên trong cơ thể và trong đó điều đáng lưu ý đặc biệt là sự hoạt động thường xuyên của các tuyến sinh dục. Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính có thể dẫn đến những biến đổi bao gồm cả về hình thức cũng như sự tăng trưởng trong cơ thể ở trẻ. Việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp tuổi dậy thì là điều mà rất nhiều phụ huynh quan tâm để dành cho trẻ. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ tuổi dậy thì phù hợp các bậc phụ huynh cùng tham khảo.

1. Lựa chọn dinh dưỡng như thế nào cho trẻ tuổi dậy thì?

Đâu là một chế độ dinh dưỡng tốt cho sự phát triển cũng như để trẻ có được sự phát triển hoàn thiện tốt nhất cả về cơ thể cũng như trí tuệ trong độ tuổi dậy thì được đặt ra rất nhiều. Theo như phân tích từ các chuyên gia nghiên cứu cho biết rằng đối với độ tuổi dậy thì của trẻ nhỏ ở Việt Nam sẽ thông thường ở thời điểm từ 9 – 11 tuổi với nữ và 12 – 14 tuổi với nam.

Tuổi dậy thì trong đó sẽ bao gồm hai giai đoạn chính là tiền dậy thì và dậy thì. Đối với lứa tuổi này thì sự tăng trưởng về chiều cao sẽ rất nhanh, với các bé gái có khả năng tăng được đến 6cm/ năm và đối với bé trai có thẻ tăng lên tới 7cm/ năm. Hay thậm chí có thể tăng nhiều hơn nếu như các bé được tăng cường bổ sung dinh dưỡng và có được sự vận động hợp lý, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

Cho đến giai đoạn từ 12 – 13 tuổi ở nữ và 15 -16 tuổi ở nam thì sẽ có sự tăng trưởng chậm lại về chiều cao với trung bình mỗi năm sẽ tăng lên được khoảng 2cm. Được biết rằng ở giai đoạn này thì ở mỗi trẻ sẽ có sự tăng trưởng khác nhau nên rất khó để xác định hay nhận biết được ranh giới giữa tiền dậy thì và dậy thì một cách chính xác là như thế nào. Do vậy mà các chuyên gia dinh dưỡng luôn nhắc nhở các bậc phụ huynh phải đảm bảo được một chế độ dinh dưỡng tốt thì việc hỗ trợ và bảo vệ sự phát triển ở các bé trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì, giúp bé phát triển toàn diện hơn.

Có một điều lưu ý đặc biệt cho các bậc phụ huynh, sau giai đoạn dậy thì, cơ thể của trẻ cũng sẽ tăng chiều cao một các liên tục, tuy nhiên thì tốc độ sẽ có sự chậm đi nhiều và đồng thời với mức tăng chiều cao của các năm sau cũng sẽ tương đối chậm đi và rất chậm, thậm chí có thể không bằng một năm chiều cao ở giai đoạn tăng vọt trong thời kỳ tiền dậy thì.

2. Bổ sung dinh dưỡng phù hợp

Đối với trẻ độ tuổi dậy thì, mỗi ngày sẽ cần khoảng 2.200 – 2.600 calo, mức này tương đương với người trưởng thành. Tuy nhiên, nếu như không cung cấp đúng và đủ liều lượng thì sẽ khiến cho trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng gây chậm hoàn thiện cũng như phát triển các bộ phận cơ thể. Ngoài ra cần bổ sung  14-15% lượng đạm trong tổng số năng lượng khẩu phần ăn, với chất béo ( dầu, mỡ) nên chiếm tới 20 – 25% năng lượng khẩu phần, chất bột đường chiếm 60 – 70% năng lượng,…Cụ thể một số dinh dưỡng dưới đây cần bổ sung cho bé như sau:

– Canxi: tăng cường xương chắc khỏe và giúp độ đậm xương đạt được tới mức tối đa cho trẻ có thể phát triển tốt về chiều cao cũng như phòng được bệnh loãng xương. Tăng cường 1000- 1.200mg canxi mỗi ngày cho trẻ.Các thực phẩm có chứa nhiều canxi như: sữa bò, sữa đậu nành, thủy sản, xương cá.

– Các vitamin và khoáng chất: Nhu cầu vitamin nhóm B, C, A, D, acid folic… cũng cao do tăng chuyển hóa năng lượng. Vì vậy, cần phải ăn đa dạng thực phẩm và những thực phẩm tươi càng ít qua chế biến thì càng ít mất chất dinh dưỡng. Lượng rau cần thiết trong ngày là 300-500g.Thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa; chậm phát triển chiều cao. Khi thiếu vitamin C, quá trình tổng hợp collagen gặp trở ngại, làm giảm quá trình hình thành tế bào ở các thành mạch, mô liên kết, xương, răng, giảm sức đề kháng.

– Kẽm: là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp sản sinh, thúc đẩy và điều hòa các hormon tăng trưởng IGF- I và hormon sinh dục, giúp trẻ có thể phát huy hết tiềm năng phát triển của cơ thể một cách toàn diện trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì, nhu cầu từ 10-20mg/ngày, có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật. Bổ sung iod cho trẻ qua việc sử dụng muối iod khi nấu ăn và các loại hản sản.

BÀI XEM THÊM: 

– Chất sắt: bé gái khi bước vào tuổi dậy  thì cần lượng sắt nhiều hơn bé trai do mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Nên bé trai chỉ cần 12 – 18mg sắt/ngày, trong đó, bé gái cần tới 20mg sắt/ngày. Chất sắt có nhiều trong thịt đỏ, phủ tạng động vật: thịt bò, gan, tim…, lòng đỏ trứng, đậu đỗ, rau xanh có nhiều vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn… Nếu thiếu sắt, trẻ sẽ bị thiếu máu gây ra các triệu chứng mệt mỏi, hay quên, buồn ngủ, da xanh…

– Ngoài ra nếu như trẻ bị thiếu iod, trẻ sẽ rất dễ bị bướu cổ, kém thông minh…và phát triển không đồng đều.

Ngoài việc tăng cường bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ tuổi dậy thì các bậc phụ huynh nên chú ý tới việc cho trẻ tập luyện thể dục thể thao đều đặn với một số môn thể thao như: chạy bộ, đạp xe, bơi lội, bóng rổ, cầu lông,…Hơn nữa nên chú ý cho trẻ ngủ đủ giấc, ngủ sâu,…Hơn nữa, các bậc phụ huynh nên chú ý tăng cường bổ sung các thực phẩm có thể hỗ trợ trực tiếp trong việc cải thiện chiều cao và hỗ trợ bé trong tuổi dậy thì từ các sản phẩm nhung hươu với liều lượng phù hợp như nhung hươi tươi nấu cháo, cao ban long,…với các cách chế biến và sử dụng đơn giản để bé có thể hấp thu lượng canxi thiết yếu, hỗ trợ xương chắc khỏe, đặc biệt tăng đề kháng và sự dẻo dai để hoạt động và học tập tốt hơn. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm tác dụng của nhung hươu đối với trẻ em TẠI ĐÂY.

Nguồn: nhunghuoucaocap.com

Một trong những cách bọc xe máy để vận chuyển an toàn mà bạn cần biết

Previous article

Những thói quen không tốt cho sức khỏe vào buổi sáng

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *