Đời sốngTin tức

Vấn đề ngày ký và ngày lập hóa đơn điện tử không trùng nhau

0

Đối với hóa đơn điện tử có rất nhiều vấn đề vẫn còn khiến doanh nghiệp vướng mắc, khó khăn trong việc xử lý hóa đơn như: hình thức thanh toán trên hóa đơn có bắt buộc hay không? Có bắt buộc phải hủy hóa đơn điện tử khi có sai sót hay không? Và đặc biệt, việc ngày ký và ngày lập hóa đơn điện tử không trùng nhau đang là vấn đề được hầu hết các doanh nghiệp quan tâm hiện nay.
Tại Điểm e, Khoản 1, Điều 3, Thông tư 68/2019/TT-BTC, Bộ Tài chính đã khẳng định ngày lập hóa đơn điện tử sẽ được xác định theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn.
Như vậy, với quy định trên thì ngày lập hóa đơn điện tử khác với ngày ký hóa đơn có được xem là hợp lệ hay không, câu trả lời chắc chắn là không hợp lệ. Điều này đồng nghĩa rằng ngày lập hóa đơn và ngày ký hóa đơn khác nhau có phải là bất hợp pháp.


Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ như sau:
Tại Khoản 7, Điều 3:
“7. Việc sử dụng chứng thư số, chữ ký số, chữ ký điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.”.
Tại Khoản 1, Điều 4 quy định nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử:
“1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định này) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có sử dụng máy tính tiền thì đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.”
Tại Khoản 3, Điều 35 quy định hiệu lực thi hành:
“3. Trong thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực thi hành.”.
Căn cứ Khoản 2, Điều 8 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính quy định về lập hóa đơn điện tử như sau:
“2. Gửi hóa đơn điện tử là việc truyền dữ liệu của hóa đơn từ người bán hàng hóa, dịch vụ đến người mua hàng hóa, dịch vụ.

>> Mua hàng không có hóa đơn GTGT có được không?

>> Không có hóa đơn khi vận chuyển hàng hóa trên đường bị xử phạt thế nào?
Căn cứ các hướng dẫn nêu trên thì hóa đơn điện tử đã lập đã có chữ ký số, chữ ký điện tử có gắn dấu thời gian ngày tháng năm theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử (về nguyên tắc ngày tháng năm lập hóa đơn điện tử và ngày tháng năm ký chữ ký số, chữ ký điện tử gắn dấu thời gian là phải cùng một ngày) hóa đơn điện tử đã lập nêu trên được xác định là hợp lệ.
Như vậy, khi thực hiện lập và ký hóa đơn điện tử các doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo đầy đủ các quy định của pháp luật để việc sử dụng hóa đơn được tốt nhất. Với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp các doanh nghiệp nắm rõ được quy định của pháp luật về việc thực hiện ký và lập hóa đơn điện tử theo đúng quy định.

Thức ăn của dê là gì? Cách cho dê ăn tốt nhất

Previous article

7 tiêu chí quan trọng khi lựa chọn Casio Baby G

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *