Đời sống

Tổng hợp đầy đủ nhất về hiện trạng chăn nuôi dê ở Việt Nam

0

Dê là một trong những loài vật nuôi phổ biến ở nhiều quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nuôi dê ở Việt Nam đã xuất hiện từ rất lâu đời nhưng chủ yếu theo phương thức quảng canh. Bài viết dưới đây xin tổng hợp đầy đủ nhất về hiện trạng chăn nuôi dê ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại.

chăn nuôi dê ở Việt Nam

Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam

>>>Tham khảo thêm: Chế tạo máy cơ khí tại Việt Nam.

Hiện trạng của đàn dê tại nước ta

Theo số liệu thống kê cho thây, tổng số lượng dê của nước ta hiện nay đạt 525 ngàn con. Trong đó chủ yếu nuôi giống dê Cỏ. Số lượng dê được nuôi tập trung chủ yếu tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, chiếm đến 48% số lượng dê của cả nước. Các khu vực còn lại có số lượng dê phân bố như sau:

  • Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ: 25,5%
  • Tây Nguyên: 12,3%
  • Duyên Hải Nam Trung Bộ: 8,9%
  • Đông Nam Bộ: 2,1%
  • Tây Nam Bộ: 3,8%

Phương thức chăn nuôi dê ở Việt Nam

Dê là loại gia súc dễ nuôi và thích nghi tốt với cả 3 phương thức chăn nuôi như: thâm canh (nuôi nhốt hoàn toàn), bán thâm canh và quảng canh (chăn thả). Chăn nuôi dê ở Việt Nam áp dụng chủ yếu phương thức bán thâm canh.

Do nguồn thức ăn tự nhiên của nước ta dồi dào, phù hợp tận dụng làm thức ăn nuôi dê. Chăn thả dê ngoài tự nhiên giúp tiết kiệm chi phí thức ăn chăn nuôi đáng kể. Tuy nhiên, chăn thả nhiều ngoài tự nhiên khó quản lý đàn dê cùng khả năng cao bị lây nhiễm bệnh.

chăn nuôi dê ở Việt Nam 1

Tại vùng núi hoặc vùng trung du, người dân chủ yếu nuôi dê theo phương thức chăn thả nhờ tận dụng tốt lợi thế về diện tích đất và đồng cỏ tự nhiên. Mặc dù cho năng suất chăn nuôi thấp, nhưng phương thức này lại phát huy ưu điểm thích hợp với vùng kinh tế khó khăn như vùng núi đó là không tốn chi phí thực phẩm và công sức chăm sóc.

Các giống dê tại Việt Nam

Việt Nam đa phần chăn nuôi dê Cỏ để lấy thịt. Từ năm 1995, nước ta nuôi thêm giống dê Bách Thảo chuyên cho sữa và thịt. Dê Bách Thảo có khả năng sinh sản tốt hơn rất nhiều so với dê Cỏ nên được bà con nông dân nhiệt tình hưởng ứng và đưa vào chăn nuôi.

Tiếp đến là một loạt các giống dê nhập ngoại như: dê Ấn Độ, dê Boer chuyên thịt, dê Saanen, Alpine chuyên sữa đã du nhập vào nước ta. Các giống dê này thường được thuần hóa trước khi nhân giống đại trà cung cấp ra thị trường. Nhờ vậy, những giống dê ngoại thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tại Việt Nam và cho năng suất, chất lượng thịt, sữa ở mức cao.

Bài viết trên đây đã cung cấp tới độc giả những thông tin liên quan tới tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam cũng như các thông tin liên quan tới hình thức chăn thả và các giống dê thường được chọn nuôi. Hy vọng các thông tin hữu ích trên đã giúp bạn khái quát hóa hiện trạng nuôi dê của nước ta. Từ đó góp phần thúc đẩy và có những hướng đi phù hợp giúp đàn dê của Việt Nam phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Nguyên tắc khi thực hiện hủy hóa đơn điện tử

Previous article

Khám phá quy trình nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo trong phòng thí nghiệm

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *