Tin tức

Quy định của pháp luật về quyền tra cứu thông tin đất đai

0

Đất có thuộc quy hoạch hay đã có sổ đỏ chưa, ai là chủ sở hữu, các thông tin khác về đất đai như số thửa, số tờ,…? Đây là điều mà nhiều người quan tâm đến khi có dự định mua đất. Vậy người dân có quyền tra cứu thông tin đất đai hay không cũng như quy định của pháp luật về điều này, mời bạn đọc cùng tìm YouHomes hiểu qua bài viết dưới đây.

Người dân có quyền tra cứu thông tin đất đai hay không?

Theo quy định của pháp luật, người dân có quyền biết thông tin đất đai như:

  • Danh mục dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu đất đai.
  • Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
  • Khung giá đất, bảng giá đất đã công bố.
  • Thông tin về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.
  • Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.

Hệ thống thông tin đất đai rất đa dạng và phức tạp nên khi người dân khi nhận chuyển quyền sử dụng đất (mua đất, chuyển đổi,…) cần biết dữ liệu về một thửa đất cụ thể để tránh rủi ro.

YouHomes - Quy định của pháp luật về quyền tra cứu thông tin đất đai

Theo phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT thì danh mục và nội dung dữ liệu cần cung cấp của thửa đất gồm các thông tin sau:

  1. Thửa đất: Số hiệu thửa đất, số tờ bản đồ địa chính, diện tích, địa chỉ.
  2. Người sử dụng đất: Họ tên vợ chồng, năm sinh, chứng minh nhân dân, địa chỉ.
  3. Quyền sử dụng đất.
  4. Tài sản gắn liền với đất (có tài sản gì gắn liền với đất như: Nhà ở, công trình xây dựng, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm)
  5. Tình trạng pháp lý. 
  6. Lịch sử biến động (đã từng chuyển nhượng cho ai,…).
  7. Quy hoạch sử dụng đất. 
  8. Trích lục bản đồ. 
  9. Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ). 
  10. Giao dịch đảm bảo. 
  11. Hạn chế về quyền. 
  12. Giá đất. 

Lưu ý: Người có yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai phải ghi rõ mục đích sử dụng dữ liệu và cam đoan không sử dụng dữ liệu được cung cấp trái với quy định của pháp luật.

Nhà nước phải công khai thông tin đất đai?

Đối với quyền tìm hiểu, tra cứu thông tin đất đai của người dân, vậy Nhà nước có phải công khai mọi thông tin đất đai mà thông tin yêu cầu không?

Trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp thông tin đất đai

Điều 28 Luật Đất đai năm 2013 quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng, cung cấp thông tin đất đai như sau:

  • Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai và bảo đảm quyền tiếp cận của cá nhân, tổ chức đối với hệ thống thông tin đất đai.
  • Công bố kịp thời, công khai thông tin thuộc hệ thống thông tin đất đai cho cá nhân, tổ chức, trừ những thông tin thuộc bí mật theo quy định của pháp luật.
  • Thông báo quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai cho cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp.
  • Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng đất đai có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp thông tin về đất đai cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người dân có quyền được biết mọi thông tin về đất đai (trừ trường hợp thuộc phạm vi bí mật Nhà nước). Trường hợp cơ quan Nhà nước từ chối cung cấp dữ liệu đất đai thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

4 trường hợp không cung cấp thông tin đất đai cho người dân

Để tránh rủi ro khi mua đất thì người mua cần kiểm tra rõ thông tin, cách chính xác nhất là xin thông tin tại Văn phòng đăng ký đất đai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai sẽ không cung cấp thông tin đất đai cho người dân. Vậy khi nào người dân bị từ chối cung cấp thông tin đất đai?

YouHomes - Quy định của pháp luật về quyền tra cứu thông tin đất đai

Căn cứ Điều 13 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, những trường hợp không cung cấp dữ liệu đất đai gồm:

  • Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật Nhà nước không đúng quy định.
  • Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.
  • Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.
  • Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định gồm: Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai; chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ, tài liệu; chi phí gửi tài liệu (nếu có).

Như vậy, chỉ cần thuộc một trong những lý do trên thì cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai sẽ từ chối cung cấp thông tin đất đai.

Cách tra cứu thông tin đất đai chính xác nhất

Hình thức tra cứu thông tin đất đai phổ biến hiện nay: Tra cứu thông tin thửa đất trực tiếp và tra cứu thông tin thửa đất trực tuyến.

Tra cứu thông tin thửa đất trực tiếp

Người dân khi muốn biết thông tin về thửa đất sẽ phải tra cứu trực tiếp tại các cơ quan có thẩm quyền tại UBND quận, huyện nơi đang cư trú. Sau khi đến UBND quận, huyện người dân có thể gặp cán bộ chuyên trách để điền phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai, tìm hiểu hiểu thông tin và giải đáp thắc mắc.

Trong phiếu yêu cầu cần điền đầy đủ, rõ ràng các thông tin như sau:

1. Nơi nhận phiếu yêu cầu: Đối với cá nhân, hộ gia đình thì ghi tên Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2. Thông tin người yêu cầu cung cấp thông tin đất đai phải ghi rõ các nội dung sau:

– Tên tổ chức, cá nhân người yêu cầu cung cấp thông tin.

– Số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân, ghi ngày cấp, nơi cấp.

– Ghi địa chỉ nơi cư trú.

– Ghi số điện thoại, e-mail (nếu có).

3. Danh mục và nội dung dữ liệu thửa đất cần cung cấp.

Để được cung cấp thông tin đất đai phải ghi chính xác số, địa chỉ thửa đất. Sau đó sẽ tích dấu nhân (x) vào ô thông tin dữ liệu cần xin, tùy thuộc vào nhu cầu của từng người mà có thể tích vào một ô hoặc nhiều ô hoặc ô tất cả thông tin.

4. Mục đích sử dụng dữ liệu: Người có yêu cầu phải ghi rõ mục đích, nếu không ghi hoặc không ghi rõ hoặc mục đích sử dụng không phù hợp sẽ bị từ chối cung cấp thông tin.

Ví dụ: Ông B cần thông tin về tình trạng pháp lý để tránh rủi ro khi nhận chuyển nhượng (mua đất) thì phải ghi rõ mục đích sử dụng dữ liệu là sử dụng vào việc xác minh thông tin thửa đất để nhận chuyển nhượng.

5. Về hình thức khai thác, sử dụng và phương thức nhận kết quả thì tích dấu nhân (x) vào phiếu yêu cầu theo mẫu như: Bản giấy sao chụp, nhận tại nơi cung cấp, email, gửi EMS theo địa chỉ.

Tra cứu thông tin thửa đất trực tuyến

Hiện nay, với sự phát triển của mạng internet, công nghệ 4.0, các website tra cứu trực tuyến hay những app ra đời. Người dân không cần tốn nhiều thời gian để đến trực tiếp tại cơ quan Nhà nước để tra cứu nữa mà hoàn toàn có thể ngồi tại nhà, hay bất cứ đâu để tra cứu thông tin về thửa đất một cách nhanh chóng, chính xác và tiện lợi nhất.

YouHomes - Quy định của pháp luật về quyền tra cứu thông tin đất đai

Một hạn chế của hình thức này đó là, chỉ ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Đồng Nai, Vũng Tàu,… mới có các website cũng như các app tra cứu. Còn một số các tỉnh thành khác, hệ thống này vẫn chưa được thiết lập, vì vậy, nếu muốn tra cứu, người dân vẫn phải đến các cơ quan theo hình thức truyền thông để biết các thông tin về thửa đất.

Theo đó, người dân có quyền biết, tra cứu thông tin đất đai, trừ dữ liệu thuộc phạm vi bí mật Nhà nước (trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin thửa đất cụ thể thì phải ghi rõ mục đích sử dụng dữ liệu và cam đoan không sử dụng dữ liệu được cung cấp trái với quy định của pháp luật khi viết phiếu yêu cầu).

Trên đây là những quy định của Nhà nước về quyền tra cứu thông tin về đất đai của người dân cũng như hướng dẫn cách tra cứu thông tin đất đai nhanh chóng, hiệu quả. YouHomes hi vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm những kiến thức bổ ích!

Xem thêm: Best Laptops For Working From Home

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo từ các “cò mồi” bất động sản

Mẫu bàn ăn thông minh nhập khẩu “đẹp xuất sắc”

So sánh đồng hồ Casio Edifice với đồng hồ G Shock

Previous article

Khám phá đồng hồ nam Casio Protrek dành cho giới phượt thủ

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in Tin tức