Tin tức

Kỹ thuật nuôi lợn rừng sinh sản đạt năng suất cao

0

Mô hình nuôi lợn rừng sinh sản đang nở rộ, thu về nguồn lợi nhuận tương đối lớn bởi thịt lợn rừng nhiều nạc, ít mỡ, có hàm lượng cholesterol thấp, giá trị kinh tế cao, được nhiều người ưa chuộng. Áp dụng những kỹ thuật nuôi lợn rừng sinh sản chuẩn khoa học và tiến tiến nhất sẽ góp phần thúc đẩy quá trình chăn nuôi phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế. 

1. Hiểu rõ những đặc điểm của lợn rừng sinh sản

Lợn rừng là giống lợn hoang dã được thuần hóa, chăn nuôi trong hộ gia đình để cải thiện kinh tế. 

Lợn rừng có kích thước khá nhỏ, nhanh nhẹn, lưng thẳng, mõm dài và nhọn, mũi rất thính và khỏe, da lông màu hung nâu, hung đen, vai thường cao hơn mông… Con đực phát triển răng nanh, con cái có 2 dãi vú, mỗi dãy có 5 núm. 

Mỗi năm lợn rừng nái sẽ sản sinh 2 lứa con, mỗi lứa từ 5 – 10 con, lứa đầu (con so) 3-5 con, lứa sau (con rạ) đẻ nhiều hơn (7-10 con). 

Thời điểm phối giống thích hợp là khi lợn nái đạt từ 7 – 8 tháng tuổi, thể trọng khoảng 30 – 40kg.

Thời gian mang thai của lợn rừng từ 114 – 115 ngày. Toàn bộ thời gian đẻ từ 1- 2 tiếng. Quá trình để diễn ra hoàn toàn tự nhiên, không cần đến sự giúp đỡ hoặc can thiệp của con người, khác với các giống lợn nhà. 

Tuy nhiên để đạt hiệu quả kinh tế cao, cho lứa con sinh sản đồng đều, khỏe mạnh, bà con cần chú ýe và áp dụng đúng các kỹ thuật nuôi lợn rừng sinh sản. 

2. Kỹ thuật nuôi lợn rừng đạt hiệu quả sinh sản cao

Chuẩn bị chuồng nuôi:

– Lựa chọn hướng Nam hoặc Đông Nam, trong chồng luôn khô ráo, thoáng mát về mùa hè, tránh gió mùa đông bắc vào mùa lạnh. 

– Sử dụng mái tôn lạnh, cột tre hoặc cột bê tông làm cột trụ chắc chắn.

– Xây dựng chuồng theo mô hình bán hoang dã, 1 chuồng có 2 ô: 1 ô bên trong có mái che để nhốt lợn, 1 ô bên ngoài để thả rộng lợn.

– Chuồng đẻ: Cũng có 2 ô. Ô bên trong có mái che, diện tích khoảng 6m2, tường xây cao 1,5m. Phần nền cao ráo, có độ đốc nhất định từ điểm đầu đến điểm cuối để tiện dọn dẹp. Ô thả rông bên ngoài khoảng 5m2, thoáng, bên ngoài có tường xây để ngăn cách và bảo vệ.

– Chuồng lợn nái tập trung diện tích khoảng từ 25 – 40m2/ chuồng để nuôi tập trung lợn nái trong quá trình không sinh đẻ. Nên nhốt từ 10 – 15 con lợn nái. 

Chọn giống phối:

– Nên chọn lợn rừng nuôi thương phẩm để gây lợn nái

– Chọn con đầu thanh, ngực sâu, hoạt bát, lưng thẳng, bộ phận sinh dụng phát triển, xương chậu rộng và hoạt động tốt. Vú phát triển đều mỗi bên. 

– Bỏ qua 1 – 2 lần động dục đầu tiên của lợn rừng vì bộ phận sinh sản chưa phát triển hoàn thiện, khả năng đậu thai còn thấtp.

– Chu kỳ động dục của lợn rừng có thể kéo dài đến 21 ngày, thời gian độc dục từ 3 – 5 ngày. Dấu hiệu của lợn cái: ngày đầu âm hộ sưng đỏ, cửa âm hộ có dịch nhờn, nhảy lên người con khác, có phản xạ giao phối như con đực… Lúc này cho con đực giống tốt đã được tuyển chọn vào chuồng nhốt chung. Lơn đực sẽ phối giống liện tục. Có thể cho phối kép vào buổi sáng hoặc chiều mát. 

– Sau khi phối từ 18 – 25 ngày nên theo dõi chặt chẽ lợn cái. Nếu như không có biểu hiện động dục lại thì chứng tỏ đã có chửa. Chuyển sang giai đoạn chăm sóc, nuôi dưỡng. 

Thức ăn nuôi dưỡng:

Để lợn sinh sản động đều, lứa con khỏe mạnh và đạt năng suất, bà con phải đặc biệt chú ý đến chế dộ dinh dưỡng, nguồn thức ăn ngay từ thời điểm bắt đầu nuôi.

– Thức ăn thô: cây chuối, bẹ chuối, rau muống, rau cải… các loại cỏ, các loại quả xanh…

– Thức ăn tinh: Là loại thức ăn ít chất xơ, có thành phần dinh dưỡng cao như cám ngô, cám gạo, khoai, đậu, sắn. 

Các loại thức ăn thô ở trên cần qua quá trình sơ chế chăm nghièn nhỏ để trộn với thức ăn tinh theo tỉ lể thích hợp với mỗi giai đoạn giúp lợn nái hấp thụ được hàm lượng dinh dưỡng cao và quan trọng hơn cả là khả năng tiêu hóa tốt, tránh táo bón. 

Đối với hộ gia đình nuôi nhỏ lẻ một vài con thì có thể băm thủ công bằng tay. Nhưng với các trang trại quy mô rộng, muốn đạt hiệu quả cao nhấtthì nên dùng máy băm chuối đa năng để tiết kiệm thời gian trong khâu chế biến thức ăn. Đồng thời đảm bảo độ mịn, nhuyễn, nhỏ của chuối giúp vật nuôi dễ dàng hấp thụ. 

Ở thời điểm lợn mang thai, cần chú ý phối trộn thức ăn với tỉ lệ thích hợp 

3. Gợi ý công thức phối trộn thức ăn cho lợn rừng trong quá trình mang thai

Giai đoạn lợn nái sinh sản chửa kỳ 1 (02 tháng đầu)

 Mức ăn

– Cám trộn (cám ngô, cám mì): 0,8kg/ngày.

– Cám công nghiệp 967: 0,4kg/ngày.

– Rau xanh (rau muống, rau khoai lang, cỏ voi, …): cho ăn thoải mái.

 Chế độ cho ăn

– Thức ăn tinh: 3 bữa/ngày

+ Sáng (7h-8h): 0,3 kg cám trộn + 0,2kg cám công nghiệp 967.

+ Trưa (12h-13h): 0,25 kg cám trộn + 0,1kg cám công nghiệp 967.

+ Chiều (17h-18h): 0,25 kg cám trộn + 0,1kg cám công nghiệp 967.

– Thức ăn thô xanh: 2 bữa/ngày

+ Sáng (10h): ăn thoải mái.

+ Chiều (15h – 16h): ăn thoải mái.

Giai đoạn lợn nái sinh sản chửa kỳ 2 (từ tháng thứ 3 đến lợn đẻ)

Mức ăn:

– Cám trộn (cám ngô, cám mì): 0,9kg/ngày.

– Cám công nghiệp 967: 0,4kg/ngày.

– Rau xanh (rau muống, rau khoai lang, cỏ voi, …): cho ăn thoải mái.

Chế độ cho ăn:

– Thức ăn tinh: 3 bữa/ngày

+ Sáng (7h-8h): 0,3 kg cám trộn + 0,2kg cám công nghiệp 967.

+ Trưa (12h-13h): 0,3 kg cám trộn + 0,1kg cám công nghiệp 967.

+ Chiều (17h-18h): 0,3 kg cám trộn + 0,1kg cám công nghiệp 967.

– Thức ăn thô xanh: 2 bữa/ngày

+ Sáng (10h): ăn thoải mái.

+ Chiều (15h – 16h): ăn thoải mái.

– Trước khi lợn đẻ từ 1 đến 2 ngày giảm 50% thức ăn tinh bột và cám công nghiệp và giảm 50% rau xanh.

 Hi vọng với kỹ thuật nuôi lựn rừng sinh sản trên đây, bà con sẽ có thêm kiến thức trong chăn nuôi lợn rừng để nâng cao hiệu quả kinh tế, mở rộng quy mô chăn nuôi thương mại. 

Xem thêm tại: https://dauchanviet.net/

Những điều bạn cần biết về các mẫu giường ngủ kiểu Nhật

Previous article

Tìm hiểu ngay 4 Cách xử lý bồn cầu bị tắc cực hiệu quả

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in Tin tức